Lịch sử
hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kaolin Quảng Bình Bohemia được thành lập từ năm 1998. QBBK là đơn vị khai thác, tuyển rửa và kinh doanh khoáng sản với vốn đầu tư 100% từ nước ngoài. Tổng vốn đầu tư của dự án là 15.300.000 USD được đầu tư bởi Công ty cổ phần Daily plan a.s (Cộng hòa Séc) với dây chuyền thiết bị và công nghệ thuộc loại hiện đại nhất Châu Âu.
Trên chặng đường hơn 25 năm hoạt động, QBBK đã ngày càng phát triển vượt bậc. Năm 2023, QBBK đầu tư thêm dây chuyền ép khung bản, xây dựng thêm các hệ thống tuyển rửa cao lanh, nâng công suất nhà máy lên 100.000 tấn/năm, trở thành đơn vị uy tín bậc nhất trên thị trường Việt Nam và Quốc tế trong lĩnh vực khai thác, tuyển rửa và kinh doanh kaolin.
Nâng cấp Công ty
Cùng với việc nâng cấp đó, Công ty đã cho ra các dòng sản phẩm cao cấp hơn như Kaolin K95, Kaolin K85 xuất khẩu đi các nước Châu Á và Châu Âu. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến các sản phẩm phổ thông Kaolin DH350, Kaolin DH350-V, Kaolin DH500… vẫn được cung ứng liên tục cho các khách hàng trong nước.
Cao lanh QBBK
Với trữ lượng khoảng 19 triệu tấn, mỏ Cao lanh (Kaolin) Bắc Lý, Tỉnh Quảng Bình là một trong những mỏ Cao lanh lớn nhất Việt Nam (chiếm khoảng gần 10% trữ lượng quốc gia) đã được Công ty TNHH Kaolin Quảng Bình Bohemia khai thác sản xuất bắt đầu từ năm 2011.
Kaolin (cao lanh) là một khoáng sản phi kim được hình thành do quá trình phong hóa của phenpat chủ yếu là octodaz và anbit. Quá trình phong hóa trên được gọi là quá trình kaolin hóa.
Thành phần hóa học Kaolin:
- Công thức hóa học: Al2O3.2SiO2.2H2O
- Thành phần lý thuyết: Al2O3: 39,48%; SiO2: 46,6%; H2O: 13,92%
- Tỷ trọng: 2,57 - 2,61
- Độ cứng: 1 - 2,5
- Kích thước hạt: dài rộng: khoảng 0,1 - 1, dầy khoảng 0,02 - 0,1
Theo quan niệm của Vicnatski, kaolin chính là axit nhôm-silic có công thức: H2Al2SiO8H2O. Khi trộn với nước, kaolin biến thành một dạng bùn nhão, dẻo dạng hồ, hòa loãng để khuếch tán trong H2O.
Quá trình phân giải từ tràng thạch thành kaolin
Dưới góc độ hóa học, phenpat phân giải thành kaolin theo phương trình phản ứng sau:
K2O.Al2O3.6SiO2 + CO2 + H2O → Al2O3.2SiO2.2H2O + K2O3 + 4SiO2
CaO.Al2O3.6SiO2 + CO2 + H2O → Al2O3.2SiO2.2H2O + CaCO3 + 4SiO2
Trong quá trình phong hóa, do tác động của CO2 và H2O liên kết giữa Al2O3 và SiO2 không bị bẻ gẫy và rất bền vững, do đó phân tử kaolin chịu thuỷ phân cao, không hòa tan trong nước và trầm tích thành mỏ có lẫn SiO2. Đối với phenpat kiềm thổ, ngoài SiO2 còn lẫn CaCO3 (nếu pH của môi trường phong hóa nhỏ hơn 7 thì CaCO3 từ từ phân giải cho CaO và cho CO2. Chính CO2 này lại là tác nhân tiếp tục phong hóa phenpat).